Chỉ đạo mới nhất của Sở GD-ĐT TP.HCM về phổ cập mầm non
Rắn lâu nay là loài động vật gây tò mò. Dù nổi tiếng là loài săn mồi đáng sợ, nhiều người có thể không biết rằng rắn cũng có nỗi sợ riêng. Trong khi con người có thể thấy rắn đáng sợ, thì loài bò sát này lại sợ một số loài động vật nhất định hơn là sợ chúng ta. Sau đây là một số động vật có thể khiến rắn sợ hãi, theo trang MSM.Chó, đặc biệt là những loài có bản năng săn mồi, có thể gây ra mối đe dọa cho rắn. Mũi thính và bản tính bảo vệ của chúng thường dẫn đến các cuộc đối đầu với rắn. Dù chó cưng không phải là động vật săn mồi tự nhiên, nhưng sự tò mò và xu hướng điều tra của chúng có thể làm rắn mất cảnh giác.Loài rắnCó thể mọi người sẽ ngạc nhiên khi biết rằng bản thân loài rắn có thể là kẻ thù tồi tệ nhất của chính loài này. Những con rắn lớn hơn thường săn những con rắn nhỏ hơn hoặc yếu hơn, có hành vi ăn thịt đồng loại. Sự cạnh tranh nội bộ này trong cộng đồng rắn tạo ra thêm một lớp sợ hãi khác.Một số loài gặm nhấm lớn được biết đến rất hung hăng trong phòng thủ đối với rắn. Hàm răng sắc nhọn và thói quen đào hang của loài gặm nhấm lớn đôi khi có thể dẫn đến những cuộc đối đầu dữ dội với rắn. Lợn rừng có thể không phải là loài động vật đầu tiên xuất hiện trong đầu khi nghĩ đến đối thủ của rắn, nhưng loài động vật ăn tạp này thường ăn rắn như một phần trong chế độ ăn uống đa dạng của chúng. Lớp da cứng của lợn rừng bảo vệ chúng khỏi bị rắn cắn, khiến chúng trở thành một mối đe dọa đáng gờm khác đối với rắn.Nhiều loài chim săn mồi, như diều hâu và đại bàng, là những động vật săn rắn chuyên nghiệp. Thị lực tinh tường và móng vuốt khỏe cho phép chúng lao xuống và bắt rắn một cách chính xác. Mối đe dọa trên không này buộc rắn phải luôn cảnh giác và thường tìm nơi trú ẩn từ bầu trời.Cầy mangut là loài săn rắn nổi tiếng, và bản tính không sợ hãi của chúng khi tấn công ngay cả những con rắn độc nhất là điều huyền thoại. Những loài động vật có vú nhanh nhẹn này được trang bị tốc độ và phản ứng miễn dịch mạnh mẽ với nọc rắn, khiến chúng trở thành đối thủ đáng gờm.Để hiểu lý do rắn sợ một số loài động vật nhất định, điều cần thiết trước tiên là phải hiểu hành vi của rắn. Rắn thường sống đơn độc và bí ẩn, dựa vào ngụy trang và ẩn núp để tránh kẻ săn mồi. Phản ứng sợ hãi của chúng được kích hoạt bởi bản năng, được mài giũa qua hàng triệu năm tiến hóa, theo MSM.Thêm công cụ giúp sinh viên quốc tế tìm kiếm học bổng du học
Bố và mẹ đều là quân nhân công tác tại Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Quảng Trị, từ nhỏ Lê Thị Thảo Nhi (trú tại khu phố 2, P.3, TP.Đông Hà) đã yêu thích màu áo xanh Bộ đội Cụ Hồ và nuôi dưỡng ước mơ được nối tiếp truyền thống gia đình. Năm 2015, khi Thảo Nhi học lớp 7, anh trai học lớp 11 thì một biến cố lớn ập xuống gia đình, người bố qua đời đột ngột do bạo bệnh. Khó khăn chồng chất khó khăn khi người mẹ là thiếu tá Nguyễn Thị Hà (nhân viên quân y, Phòng Tham mưu, Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Quảng Trị), phải một nách nuôi 2 con nhỏ, trong khi bản thân lại bị bệnh tim, điều trị dài ngày.Hiểu hoàn cảnh gia đình, mất bố khi tuổi còn nhỏ, thương mẹ thường xuyên ốm đau, anh em Thảo Nhi đã luôn ý thức cố gắng học tập và chịu khó đỡ đần cho mẹ trong mọi việc gia đình. Tốt nghiệp THPT, anh trai lớn Lê Đức Hưng đã quyết tâm ôn thi và đỗ vào Trường sĩ quan Công binh, hiện nay đang giữ chức vụ Đại đội phó, Đại đội Công binh, Phòng Tham mưu, Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Quảng Trị. Năm nay, vừa tốt nghiệp đại học, Thảo Nhi cũng tình nguyện nhập ngũ. "Gia đình rất vui mừng và tự hào khi con gái được trúng tuyển nghĩa vụ quân sự. Mong sao con gái giữ vững bản lĩnh, nỗ lực nhiều hơn để có thể rèn luyện, sớm thích nghi với môi trường mới, phát huy truyền thống gia đình", thiếu tá Nguyễn Thị Hà chia sẻ.Những ngày đầu xuân, đến thăm gia đình thiếu tá Hà, ai cũng cảm nhận được niềm vui ấm áp, lan tỏa trong ngôi nhà nhỏ. Tết năm nay, gia đình chị đón nhận niềm vui lớn khi con gái Thảo Nhi chuẩn bị lên đường nhập ngũ.Thảo Nhi chia sẻ thêm về quyết định của mình: "Sinh ra trong gia đình quân nhân nên từ nhỏ em đã phần nào làm quen và ý thức được những khó khăn, vất vả của người lính. Được vào môi trường quân đội, với em là một vinh dự lớn. Em sẽ nỗ lực học tập, rèn luyện để không phụ lòng mong đợi của gia đình và mong muốn tiếp nối truyền thống gia đình, được phục vụ lâu dài trong quân đội". Chỉ còn ít ngày nữa, Thảo Nhi sẽ lên đường nhập ngũ. Dẫu biết rằng môi trường quân đội đối với nữ tân binh còn nhiều khó khăn, vất vả phía trước, nhưng có sự quan tâm của các cấp, sự động viên khích lệ của người thân và truyền thống gia đình, Thảo Nhi đã sẵn sàng tâm thế tốt nhất cho ngày tòng quân.
Trao tiền cho gia đình ngư dân nghèo gặp nạn và nhân viên y tế
Đội tuyển Việt Nam đang trải qua một trong kỳ AFF Cup 2024 kỳ lạ nhất về mặt thống kê. Dù đã lọt tới chung kết, nhưng các học trò của HLV Kim Sang-sik mới chỉ ghi 1 bàn duy nhất trong hiệp 1 trong suốt 7 trận đã qua.Cụ thể, đội tuyển Việt Nam đã tịt ngòi trong hiệp 1 ở các cuộc so tài với Lào, Indonesia, Philippines, Myanmar (vòng bảng), Singapore (bán kết lượt đi) và Thái Lan (chung kết lượt đi). Bàn thắng duy nhất mà Quang Hải cùng đồng đội có được trong hiệp 1 ở giải năm nay xuất hiện trong trận bán kết lượt về với Singapore. Song, đây cũng là pha lập công đến ở những phút cuối cùng, khi Xuân Son thực hiện thành công quả phạt đền. Tuy nhiên, đội tuyển Việt Nam vẫn vào đến chung kết bởi sức mạnh vô song trong hiệp 2, với 17 bàn thắng. Không đội bóng nào ghi bàn hiệu quả trong hiệp 2, đặc biệt trong 20 phút cuối trận (8 bàn thắng) như thầy trò ông Kim. Điều đó đã định hình bản sắc của đội tuyển Việt Nam. Khởi đầu chậm, thậm chí bị dồn ép trong nửa đầu trận đấu, nhưng càng về cuối chơi càng hay để sau cùng "nuốt chửng" đối thủ. Bản sắc ấy đến từ chiến thuật hợp lý của HLV Kim Sang-sik, giúp đội tuyển Việt Nam dù không phải tập thể tấn công ào ạt hay mãn nhãn, nhưng lại rất khó bị đánh bại. Thời còn huấn luyện CLB Jeonbuk Hyundai Motors (đây vẫn là đội bóng duy nhất ông Kim từng dẫn dắt trước đây), HLV Kim Sang-sik đã áp dụng chiến lược kết liễu đối thủ trong hiệp 2. Quá nửa số bàn thắng Jeonbuk ghi được đến trong hiệp 2, thậm chí rất nhiều bàn thắng xuất hiện sau phút 65. 20 phút cuối trận là khoảng thời gian ưa thích của Jeonbuk dưới thời ông Kim. Đến khi huấn luyện đội tuyển Việt Nam, kịch bản tương tự lặp lại và thói quen ghi bàn trong hiệp 2 đến từ cách tiếp cận dị biệt của HLV Kim Sang-sik.Nhà cầm quân người Hàn Quốc luôn sử dụng hiệp 1 để thăm dò và phá sức. Dù đội tuyển Việt Nam đá pressing tầm cao hay lùi sâu phòng ngự, hiệp đấu này là thời gian để học trò HLV Kim Sang-sik chơi chắc chắn, hiểu rõ cách vận hành của đối thủ. Đồng thời, đội tuyển Việt Nam cũng toan tính chơi giằng co, sẵn sàng đưa đối thủ vào cuộc đua thể lực. Đơn cử như ở các trận bán kết lượt về (gặp Singapore) và chung kết lượt đi (Thái Lan), HLV Kim Sang-sik sử dụng bộ đôi tiền vệ Ngọc Quang và Vĩ Hào với mục đích gây áp lực từ tuyến đầu để phòng ngự từ xa, khiến đối thủ khó triển khai bóng. Dù xử lý bóng chưa gọn gàng, nhưng Ngọc Quang và Vĩ Hào đều rất chăm chạy (luôn xếp nhóm đầu ở các bài kiểm tra sức bền), dai sức và đeo bám tốt, khiến đối thủ phải hao tổn thể lực.Khi đã định hình xong lối chơi của đối thủ, hiệp 2 mới là thời điểm bung sức. Lúc này, những ngôi sao tấn công như Tiến Linh, Quang Hải mới xuất hiện.Học trò ông Kim đã khai thác tối đa sai lầm của Thái Lan để ghi bàn, hay vùi dập khả năng phản kháng của Singapore từ những ngón đòn phản công chớp nhoáng và hiệu quả. 3 trận gần nhất, đội tuyển Việt Nam cầm bóng chưa đến 40% thời lượng, nhưng tạo ra số cơ hội áp đảo, và dĩ nhiên, chúng ta thắng cả 3. Để chơi theo đấu pháp này, đội tuyển Việt Nam cần nhiều yếu tố xuất hiện đồng thời. Trước tiên, thể lực cầu thủ đã tiến bộ sau 10 ngày tập luyện ở Hàn Quốc. Các cầu thủ có thể chạy khỏe và nhiệt đến những giây cuối cùng, đơn cử như 2 bàn thắng ghi vào lưới Singapore ở các phút 90+11 và 90+14. Không chiến thuật nào có thể phát huy nếu không có thể lực. Ông Kim đã "bắt bệnh" chuẩn xác. Tiếp theo là sự đồng đều và linh hoạt trong cách dùng người. HLV Kim Sang-sik đã mang đến nhiều bất ngờ ở cách dùng người, trong đó nguyên tắc cốt lõi là không có khoảng cách giữa đội hình chính và dự bị. Ngôi sao như Quang Hải, Hoàng Đức, Nguyễn Filip cũng có thể dự bị, hay Ngọc Quang, Vĩ Hào, Đình Triệu dù kém tiếng nhưng vẫn sắm vai trụ cột. Với ông Kim, chỉ có phù hợp hoặc không, còn lại không có sự phân định khác biệt đẳng cấp. Nhờ vậy, đội tuyển Việt Nam là tập thể đoàn kết và khó lường, khi tất cả đều cảm thấy mình là một phần của tập thể. Sau cùng, là thứ "tinh thần Việt Nam" đã cháy rực trở lại. "Đội tuyển Việt Nam là chiến binh, mà chiến binh thì không bao giờ buông bỏ. Chúng tôi sẽ nỗ lực đến những giây cuối cùng", Ngọc Quang khẳng định. Trận chung kết trên sân Rajamangala, đừng vội kết luận điều gì khi hồi còi mãn cuộc chưa vang lên. Xem ASEAN Mitsubishi Electric Cup 2024 trực tiếp & trọn vẹn trên FPT Play, tại: http://fptplay.vnBạn có thể chọn 1 mục. Bình chọn của bạn sẽ được công khai.Thái Lan thua Việt Nam Thái Lan thắng Việt Nam Thái Lan hòa Việt Nam
Bogotá là một trong những thành phố có hệ thống đường dành riêng cho xe đạp quy mô và chỉn chu nhất thế giới, trở thành hình mẫu về phát triển xe đạp giảm kẹt xe và khí thải. Họ đã làm điều đó như thế nào?Vào chủ nhật và ngày lễ từ 7 giờ sáng đến 2 giờ chiều, chính quyền thủ đô Bogotá, Colombia cấm ô tô trên 120 km đường phố chính, tạm thời biến chúng thành không gian riêng cho xe đạp, người đi bộ, trượt patin… Sáng kiến Ciclovía này ra đời đã được nửa thế kỷ (từ năm 1974) nhằm khuyến khích lối sống xanh giảm khí thải, hoạt động ngoài trời và giao lưu cộng đồng. Mô hình Ciclovía trở thành nguồn cảm hứng toàn cầu, được nhiều thành phố trên thế giới áp dụng như Santiago - Chile, Los Angeles - Mỹ, Seoul - Hàn Quốc…Sáng kiến Ciclovía dù sao cũng chỉ là "cái ngọn", chính quyền Bogotá còn đầu tư giải quyết "cái gốc" bằng chương trình CicloRutas. Từ năm 2004, xe đạp được đưa vào quy hoạch tổng thể đô thị và chiến lược giao thông của thành phố bằng cách xây dựng mạng lưới đường dành riêng cho xe đạp, gọi là CicloRutas. Xây dựng gần 600 km đường dành cho xe đạp trong một thành phố 8 triệu dân không phải là chuyện dễ dàng. Phải mất hơn 10 năm, chính quyền mới đưa được hệ thống CicloRutas vào hoạt động suôn sẻ.Các tuyến đường này kết nối đến những đầu mối giao thông quan trọng: trung tâm thành phố, các khu dân cư, điểm tham quan, hệ thống xe buýt nhanh TransMilenio (tại các bến này đều có khu giữ xe đạp)… Nhờ đó, di chuyển bằng xe đạp ở Bogotá an toàn và nhanh hơn phương tiện công cộng vào giờ cao điểm (17 km/h so với 13 km/h). Ngoài ra, mạng lưới này còn có các tuyến đường dành cho xe đạp chạy dọc theo sông, hồ quanh thành phố phục vụ cho nhu cầu đạp xe thể dục, ngắm cảnh. Tại các điểm dừng chân có dịch vụ hỗ trợ kĩ thuật. Nhờ vậy, đạp xe trở thành môn thể thao phổ biến, hơn một nửa số hộ gia đình có xe đạp…Theo thống kê của Tổ chức toàn cầu ITDP (Institute for Transportation & Development Policy), năm 2000, Bogotá chỉ có khoảng 0,2% số chuyến đi trong thành phố là bằng xe đạp. Năm 2019 tăng lên 7% và năm 2022 là 8%."Để phát triển được xe đạp như hiện tại không thể chỉ bằng mệnh lệnh. Chính quyền Bogotá đã thực sự đầu tư phát triển hệ thống xe công cộng, xây dựng hạ tầng thuận lợi và an toàn cho người đi xe đạp. Người dân có thể đi đến bất cứ đâu bằng xe đạp hoặc xe buýt một cách dễ dàng mà rẻ thì đương nhiên họ sẽ chọn thôi", Julio Salas, nhà hoạt động môi trường sống tại Bogotá nói.Giảm kẹt xe và ô nhiễm môi trường, nâng cao chất lượng cuộc sống là những mục tiêu lớn của bất cứ quốc gia nào. Việt Nam có thể rút được bài học kinh nghiệm nào từ Colombia?Với quan điểm một thành phố sống tốt thì chất lượng sống (môi trường, giao thông…) của người nghèo đô thị phải được đảm bảo, từ năm 2005, chính quyền Bogotá tập trung quy hoạch và phát triển giao thông an toàn, ưu tiên đáp ứng nhu cầu của người nghèo đô thị. Cụ thể, thành phố mở thêm làn cho xe đạp, phát triển diện tích cây xanh cho tuyến đi bộ và xe đạp, quy hoạch lại hệ thống xe công cộng sao cho việc tiếp cận cũng như đón, trả khách thuận tiện nhất. Người đi xe đạp phải có thể tiếp cận mọi khu vực trong thành phố một cách dễ dàng. Đặc biệt chú trọng việc này ở những khu nghèo nhất để người dân nơi này cảm thấy không bị phân biệt đối xử và từ đó thay đổi ý thức giao thông.Đó là kết quả nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới năm 2022. Nhờ xe đạp, trong 10 năm, Bogotá đã giảm được 36.600 tấn khí thải CO2. Hiện tại ở Bogotá, hơn 1,5 triệu người tham gia đạp xe mỗi tuần. Cạnh đó, chính quyền đánh thuế cao, cấm xe ô tô vào thành phố 2 lần/tuần vào giờ cao điểm, người đi bộ và xe đạp luôn được ưu tiên hàng đầu…Chưa kể, hằng năm Bogotá còn có chiến dịch "Ngày không ô tô" nhằm bảo vệ môi trường. Vào ngày này, khoảng 1,5 triệu ô tô cá nhân không tham gia giao thông (trừ xe cấp cứu, xe có nhiệm vụ đặc biệt). Thay vào đó, người dân đi lại bằng xe đạp và các phương tiện công cộng…
Taylor Swift khiến làng nhạc 'dậy sóng' vì các bình luận xoay quanh album mới
Theo đó, Phân hiệu Gia Lai Trường ĐH Sư phạm TP.HCM được Bộ GD-ĐT đồng ý tại quyết định số 2418/QĐ-BGDĐT ngày 5.9.2024. Việc ra mắt Phân hiệu Gia Lai vào đầu năm 2025 thể hiện tầm nhìn chiến lược của Trường ĐH Sư phạm TP.HCM trong việc đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho khu vực Tây nguyên.GS-TS Huỳnh Văn Sơn, Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm TP.HCM, nhấn mạnh: "Phân hiệu Gia Lai không chỉ là một cơ sở đào tạo mới mà còn là biểu tượng cho cam kết của Trường ĐH Sư phạm TP.HCM trong việc đồng hành cùng sự phát triển của Tây nguyên. Chúng tôi mong muốn kiến tạo một môi trường giáo dục tiên tiến, ươm mầm tri thức, đào tạo ra những thế hệ nhà giáo tâm huyết, giỏi chuyên môn, góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho khu vực".Tây nguyên là khu vực có tiềm năng phát triển lớn nhưng còn gặp nhiều khó khăn trong lĩnh vực giáo dục, đặc biệt là việc thiếu hụt đội ngũ giáo viên chất lượng cao. Việc thành lập Phân hiệu Gia Lai Trường ĐH Sư phạm TP.HCM sẽ góp phần giải quyết vấn đề này, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao về nguồn nhân lực cho khu vực.Phân hiệu Gia Lai Trường ĐH Sư phạm TP.HCM sẽ tập trung vào đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ giáo viên đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản và toàn diện GD-ĐT, góp phần giải quyết bài toán thiếu hụt giáo viên, đặc biệt là giáo viên chất lượng cao tại khu vực. Đồng thời, Phân hiệu Gia Lai sẽ mở rộng cơ hội tiếp cận giáo dục chất lượng cao cho học sinh, sinh viên tại Gia Lai và các tỉnh lân cận, tiết kiệm chi phí và thời gian di chuyển. Phân hiệu cũng sẽ là trung tâm nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo và hội nhập quốc tế của giáo dục khu vực.